Theo tờ Korea Times, Park Seo-won tốt nghiệp trường Visual Arts ở thành phố New York (Mỹ) với bằng cử nhân thiết kế đồ họa. Ngoài gia thế hiển hách, thiếu gia họ Park được chú ý nhờ ngoại hình cao ráo, điển trai. Cuối năm 2018, anh lên xe hoa cùng Jo Soo Ae - MC xinh đẹp của nhà đài JTBC. Trước đó, người thừa kế đoàn Doosan từng có cuộc hôn nhân đầu tiên vào năm 2005, nhưng ly dị 5 năm sau đó. Anh và vợ cũ có một cô con gái. Ảnh: Instagram.
Ham Yeon-ji (28 tuổi) là cháu gái của người sáng lập Ottogi - tập đoàn sản xuất thực phẩm lớn tại xứ kim chi. Yeon-ji được truyền thông đặc biệt quan tâm khi có vẻ ngoài xinh đẹp và quyết tâm theo đuổi con đường nghệ thuật, thay vì theo học kinh doanh để nối nghiệp gia đình. Ảnh: Asia Bridge.
Cô gái 28 tuổi theo học nghề diễn xuất sân khấu tại trường Tisch thuộc đại học NYU ở New York. Debut thông qua vai diễn Scarlett O’Hara trong nhạc kịch chuyển thể Cuốn theo chiều gió vào năm 2014, Yeon-ji hiện là diễn viên nhạc kịch được nhiều khán giả xứ củ sâm mến mộ. Nhiều khả năng, nữ diễn viên sẽ không tham gia vào cuộc chiến thừa kế nhưng cô vẫn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh cho tập đoàn Ottogi. Ảnh: The Addyk.
Kim Dong-kwan (36 tuổi), con trai trưởng của tổng giám đốc tập đoàn Hanwha, Kim Seung-yeon, tốt nghiệp ĐH Harvard. Anh hiện giữ chức giám đốc chiến lược của tập đoàn, nắm vị trí quan trọng tại công ty sản xuất pin điện năng mặt trời Hanwha Q Cells và được xem là người có khả năng thừa kế nhất. Không chỉ sự nghiệp, Kim Dong-kwan còn có đời tư được công chúng chú ý. Cuộc hôn nhân của con trai trưởng tập đoàn Hanwha với một người phụ nữ có gia cảnh bình thường, từng làm công ăn lương tại công ty đã phá vỡ truyền thống môn đăng hộ đối của các chaebol tại Hàn Quốc. Ảnh: Donga.
Chey Min-jeong (bên phải, 29 tuổi) là con gái thứ 2 của chủ tịch tập đoàn SK, ông Chey Tae-won. Tại Hàn Quốc, SK là chaebol lớn thứ 3, có hơn 90 công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, quảng cáo, Internet, sản xuất công nghiệp, dịch vụ viễn thông... Chey Min-jeong là một trong những con cháu gia đình tài phiệt nhận được sự tín nhiệm cao vì từng tự nguyện nộp đơn theo học tại trường Hải quân Hàn Quốc vào năm 2014. Ảnh: The Investor.
Koo Kwang-mo (41 tuổi) trở thành lãnh đạo trẻ tuổi nhất của tập đoàn LG - chaebol lớn thứ 4 Hàn Quốc - vào năm 2018 khi chủ tịch tiền nhiệm ông Koo Bon-moo qua đời. Theo SCMP, chủ tịch Koo Kwang-mo được nhân viên nhận xét là một cấp trên thông minh, có tính cách cởi mở, nhã nhặn. Ảnh: LG.
Chung Kyung-sun (33 tuổi) được đánh giá là người nổi bật nhất trong thế hệ thừa kế thứ 3 của tập đoàn Huyndai. Chung là cháu trai của người sáng lập Hyundai Chung Ju-yung và là con trai của Chủ tịch tập đoàn bảo hiểm hỏa lực và hàng hải của Hyundai Chung Mong-yoon. Theo đuổi mô hình kinh doanh vì cộng đồng, anh thành lập công ty riêng tên Root Impact vào năm 2015 và điều hành nhiều mô hình kinh doanh, tổ chức phi lợi nhuận. Chung Kyung-sun đang hoàn thành chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Columbia. Ảnh: Bloomberg.
Nhan sắc 9X gây sốt với bộ ảnh 'đám cưới thiếu gia' của bố mẹ năm 1994
Không chỉ trầm trồ về loạt ảnh chụp trong lễ cưới hoành tráng ở Hải Phòng cách đây 25 năm của bố mẹ Bùi Mỹ Hạnh, dân mạng còn chú ý tới nhan sắc của cô gái 21 tuổi.
" alt="Tiểu thư, thiếu gia thừa kế của các tập đoàn giàu có bậc nhất Hàn Quốc" />Tiểu thư, thiếu gia thừa kế của các tập đoàn giàu có bậc nhất Hàn Quốc
Em quen và chơi thân với một chị tên Ngân, ở cùng tòa nhà. Em ở tầng 8 thì chị ấy ở tầng 10. Chị Ngân đã ly dị chồng và hiện đang sống một mình. Em chơi thân với chị ấy nên có gì em cũng tâm sự hết với chị, kể cả chuyện phòng the thầm kín. Chị ấy bảo em là phụ nữ phải biết chiều chồng, nhất là chuyện trên giường. Nếu không, coi chừng anh ấy sẽ cặp kè, bồ bịch.
Em cũng cố ăn uống, bồi bổ nhưng mọi thứ chưa thấy gì tiến triển. Mấy hôm trước, em đang dọn dẹp nhà cửa thì thấy chị Ngân nhắn tin qua Facebook cho chồng em. Em thấy báo tin nhắn hiện lên trên màn hình điện thoại nhưng nội dung tin nhắn em không đọc được.
Em hỏi chồng chuyện này thì chồng em chỉ gạt đi và nói em nghi ngờ linh tinh. Chị Ngân đó bán đồ lặt vặt cho mọi người trong chung cư nên spam để quảng cáo chứ không nhắn tin riêng gì cho anh cả.
Hôm trước, em xin phép chồng cho về nhà ngoại 2 hôm thăm mẹ (nhà ngoại em ở gần đó). Chồng đồng ý và gọi xe cho em về. Nào ngờ, đến nửa đường em mới phát hiện ra em quên điện thoại nên vội vàng quay xe lại. Về đến căn hộ, em hết sức bất ngờ khi thấy đôi dép màu hồng in hình Hello Kitty em tặng chị Ngân ở bên ngoài căn hộ.
Mở cửa, xông thẳng vào nhà, em thấy chồng em và chị Ngân quần áo xộc xệch, đầu tóc bù xù, mặt mày tái mét khi thấy em bước vào. Chỉ nhìn qua, em cũng thừa biết chuyện gì đã xảy ra. Thấy em, người đàn bà đó còn cố bao biện rằng chị ta chỉ lên nhà tìm em nhưng em không có ở nhà.
Sau khi chuyện đã “hai năm rõ mười”, chồng em thú nhận có qua lại với chị Ngân nhưng chỉ là vui chơi qua đường. Anh trách em hững hờ, lạnh nhạt chuyện gối chăn với anh ấy nên anh mới ngã vào vòng tay của người khác.
Từng là “chị em cây khế” với em nhưng sau biến cố đó, chị Ngân lật mặt, công khai sẽ cướp chồng ngay trên tay em vì chị ta cảm thấy chính mình mới xứng đáng với chồng em. Chị ta còn gửi cho em loạt tin nhắn ngọt ngào, tình cảm cùng những bức ảnh giường chiếu với chồng em, làm em đau khổ. Vợ chồng em vì chuyện đó mà cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt suốt nửa tháng nay.
Mặc dù chồng luôn miệng thề hứa nhưng em thấy mất lòng tin quá. Nhất là khi vợ chồng em với người đàn bà đó sống gần nhau, thỉnh thoảng ra ngoài, em vẫn chạm mặt.
Giờ em không biết phải làm sao để giữ gìn hạnh phúc cuộc hôn nhân của mình? Bố mẹ em chia tay đã lâu, mẹ em giờ đã đến với người chồng sau. Dượng không thích em nên giờ có bỏ đi, em cũng chẳng có nhà để về. Giờ em không biết phải làm sao cả. Xin độc giả cho lời khuyên ạ.
Rối bời khi đêm tân hôn phải ra dỗ con ngủ, yên ổn thì chồng lại giận dỗi
Đứa con gái 6 tuổi mọi khi ngủ chung với mẹ, giờ phải ra nằm riêng ở phòng ngoài, nó sợ không ngủ được. Mẹ nghe tiếng con khóc thút thít, không còn bụng dạ nào nghĩ đến tân hôn.
" alt="Lỡ miệng tâm sự với chị hàng xóm từng trải, vợ trẻ khóc ròng vì nhận cái kết đắng" />
...[详细]
Nhớ lại thời điểm mất xe, ông Đàn rơm rớm nước mắt kể: ‘Hôm đó, trời nhập nhoạng tối, có mưa nhỏ. Tôi ngồi trông xe, lượng xe khá lớn, lên tới cả trăm chiếc.
Từ xa, 2 thanh niên đi xe máy tấp vào. Một người nhảy xuống, bẻ khóa chiếc xe SH (BKS 29D1-273.96) rồi lên xe phóng đi mất. Mọi việc diễn ra khá nhanh, chỉ khoảng vài giây. Tôi hô hoán, đuổi theo nhưng không kịp’.
Ngay sau đó, ông Đàn đã báo cáo lên ban lãnh đạo công ty bảo vệ, ban quản lý tòa nhà và trình báo cơ quan công an phường Mỹ Đình 2.
Ông Nguyễn Minh Tâm - Giám đốc công ty bảo vệ nơi ông Đàn công tác cho biết: ‘Nhận được tin báo của nhân viên, chúng tôi đã cử người xuống địa bàn nắm bắt tình hình, làm việc với chủ xe.
Chủ chiếc xe SH tiết lộ, đây là chiếc xe nhập khẩu, có giá gần 200 triệu đồng, thuộc hàng hiếm ở Việt Nam. Bình thường, người này ít khi sử dụng, chỉ dùng xe khi đi chơi.
Với giá trị lớn như vậy, ông Đàn và lãnh đạo công ty phải mất 10 lần gặp gỡ, trao đổi với chủ xe, họ mới đồng ý nhận mức giá bồi thường là 150 triệu, thay vì đòi 180 triệu đồng như ban đầu’.
Được biết, số tiền đền bù, công ty sẽ ứng ra chi trả cho khách vào ngày 5/3 tới. Sau đó, hàng tháng, công ty sẽ trừ một phần tiền lương của ông Đàn.
‘Với mức lương 6 triệu, nếu trừ hết lương, khoảng 2 năm rưỡi tôi trả nợ xong nhưng do còn chi trả sinh hoạt phí, mỗi tháng tôi xin công ty trích lại 1 triệu đồng ăn uống, còn 5 triệu trả tiền đền bù. Như vậy, thời gian trả nợ có thể kéo dài hơn. Trước đó, tôi từng phải đền bù số tiền 20 triệu cho một chiếc xe khác.
Đây là lỗi và trách nhiệm của tôi, tôi không dám trách ai, chỉ trách bản thân mình’, ông Đàn nghẹn ngào nói.
Ngày ăn một bữa, rao bán đất trả nợ
Chia sẻ về cuộc sống riêng, ông Đàn tâm sự: ‘Tôi quê gốc Hà Tĩnh, hiện ở Thanh Trì (Hà Nội). Vợ chồng tôi làm công nhân, đã được nghỉ theo chế độ mất sức. Chúng tôi sinh được 3 người con. Các cháu đi làm nhưng kinh tế cũng eo hẹp.
Khi làm mất xe lần đầu, các cháu cũng hỗ trợ bố chút ít, đền bù cho khách, còn lần này, chúng không giúp được gì.
Vợ tôi nghe chồng điện thoại về báo tin, bà ấy lặng người một lúc mới cất lời được. Mười triệu với nhà tôi đã là số tiền rất lớn, nói gì đến cả trăm triệu đồng như vậy’.
Sau vụ mất xe, hàng ngày, ông Đàn dùng khóa dây, khóa các xe lại với nhau.
Mỗi ngày, ông Đàn rời nhà lúc 4 giờ sáng, vượt 30 km đến chỗ làm. 21 giờ tối, ông mới hết ca, trở về nhà. Cứ thế, dù nắng hay mưa, người đàn ông hơn 60 tuổi này vẫn đều đặn ngược xuôi trên quãng đường dài để mưu sinh.
Dạo gần đây, ông được tạo điều kiện cho ngủ ở nơi làm việc. Nhờ thế, ông đỡ vất vả đôi phần.
Nhưng từ ngày mất chiếc xe đắt tiền của khách, nỗi lo trong lòng ông Đàn càng chồng chất. Ông tiết kiệm tối đa các khoản phí, chỉ dám ăn một suất cơm 20 nghìn đồng/ngày.
‘Đói cho sạch, rách cho thơm’, thiếu thốn thế nào tôi cũng chịu được, chỉ mong trả xong nợ. Vợ tôi dự định bán mảnh đất ở quê đi trả nợ nhưng tôi rao chưa thấy ai hỏi.
Bữa cơm 20 nghìn với tôi là tươm tất lắm rồi nhưng mình mua, chủ quán cơm còn ngần ngại không muốn bán. Vì thời buổi vật giá leo thang, một suất cơm, có chút đậu, 4 miếng thịt cũng phải 25 - 30 nghìn đồng.
Lúc này, tôi không mong gì hơn là tìm được chiếc xe đó nhưng có lẽ rất khó’, ông bộc bạch.
Ông Đàn cũng cho hay, để tăng cường các biện pháp an ninh, giờ ông chuẩn bị thêm khóa dây, khóa các xe lại với nhau nhưng cũng khá bất tiện, vì mỗi lần khách lấy xe, phải thao tác khá lâu.
Người đàn ông có gương mặt khắc khổ tâm sự, ông hi vọng phía công ty cũng sớm tăng cường thêm một nhân sự nữa chốt cùng ông tại địa điểm này. Bởi vào những ngày cao điểm, lượng xe ra vào lên tới cả trăm chiếc. Một mình ông Đàn sẽ gặp khó khăn về mặt kiểm soát, trông coi.
Về phía công an phường Mỹ Đình 2, vị đại diện thông tin, khi xảy ra vụ mất xe, lãnh đạo công an phường đã cử người xuống hiện trường lấy thông tin, lời khai và trích xuất camera. Hiện, việc truy tìm chiếc xe vẫn đang được thực hiện.
Cụ ông Sài Gòn bán vé số giúp người nghèo: 'Người ta bảo tôi điên'
Mỗi ngày, ông Thái lấy gần 500 tờ vé số rồi rong ruổi khắp ngả đường bán. Số tiền lời, ông mang đi giúp những người khó khăn.
" alt="Làm mất xe máy gần 200 triệu, bác bảo vệ bán đất, nhịn ăn lo đền bù" />
...[详细]
Đám hỏi của cặp đôi Sóc Trăng diễn ra vào tháng 10/2018 nhưng đến tháng 8/2019 họ mới chính thức làm đám cưới và “về chung một nhà”. Cuộc sống của cô dâu Khmer sau gần 1 năm theo chồng về dinh có không ít thay đổi.
Molyka Chariya cho hay, phần lớn thời gian sau khi kết hôn, cô phải sống xa chồng -Sunny Liv (người Sóc Trăng), do anh sang nước ngoài lao động. Hiện tại, cô vẫn sống ở nhà mẹ đẻ và thi thoảng mới về nhà chồng thăm hỏi.
“Theo dự định thì tháng 4 này chồng mình sẽ về nước nhưng đã hoãn lại. Cả hai đành phải đợi tiếp thôi”, cô dâu Khmer chia sẻ.
Cuộc sống của Molyka Chariya có nhiều thay đổi sau khi kết hôn.
Vợ chồng son phải sống xa nhau nhưng Molyka Chariya không than thiền. “Cuộc sống thế nào thì thích nghi thế ấy. Mình muốn để mọi thứ thuận theo tự nhiên và vợ chồng bù đắp cho nhau bằng cách khác”, cô nói.
“Hơn nữa, Sunny Liv rất tốt. Anh thường nhắn tin, gọi điện trò chuyện với mình mỗi lúc rảnh. Ngày nào cũng thế nên mình không hề thấy cô đơn”, Molyka Chariya chia sẻ thêm.
Trong những dịp đặc biệt, Molyka Chariya vẫn nhận được hoa và quà như mọi cô gái khác. Cô rất cảm động khi chồng đích thân chuẩn bị những món quà ý nghĩa rồi nhờ người đem đến tặng cô, kèm theo lời nhắn nhủ ngọt ngào.
Cô và chồng phải sống xa nhau.
Sau gần 1 năm kết hôn, Molyka Chariya càng yêu chồng hơn. “Vì anh cũng thương mình nhiều hơn. Dẫu ở xa nhưng anh chưa từng để mình thiếu thốn thứ gì, cả vật chất lẫn tình cảm”, cô chia sẻ.
Nhắc lại sự nổi tiếng bất thình lình vào cuối năm 2018, Molyka Chariya khá ngượng ngùng. Cô chia sẻ, cô bị “choáng” khi hình ảnh của mình xuất hiện ở khắp mọi nơi. Suốt thời gian dài, cô phải bỏ Facebook chỉ vì tin nhắn gửi đến quá nhiều.
“Người khen xinh, người chê xấu, mình đều không để ý, chỉ không vui lắm khi có người phán xét ngoại hình anh Sunny Liv. Vợ chồng mình yêu nhau 2 năm mới cưới, mình luôn nghĩ tình cảm là quan trọng nhất, mọi thứ khác đều không đáng quan tâm. Mà cưới xong, chồng mình trẻ ra nhiều lắm. Chắc anh sắp đẹp hơn mình rồi”, Molyka Chariya vui vẻ nói.
Molyka Chariya được chồng yêu thương hết mực.
Sống xa chồng nhưng Molyka Chariya vẫn cảm thấy tình cảm đủ đầy.
Molyka Chariya hay được chồng tặng những món quà bất ngờ.
Cô đang chờ ngày vợ chồng đoàn tụ.
Hoạt náo viên nổi tiếng xứ Hàn phải bỏ nghề vì những kẻ quấy rối
"Tôi thậm chí không thể nhìn vào các bình luận trên Internet vì chúng quá bẩn thỉu. Quấy rối tình dục đã đi quá xa", Hwang Da-goun viết trên trang cá nhân.
" alt="'Gây bão'mạng vì quá xinh đẹp, cô dâu Khmer giờ ra sao sau 1 năm kết hôn?" />
...[详细]
Bố chồng tôi là công nhân về hưu, mẹ chồng là nông dân. Gia đình chồng sống ở làng quê nên rất nặng nề phong tục.
Ông bà có 5 người con, chồng tôi là con út. Năm ngoái bố chồng tôi phát hiện ung thư gan giai đoạn cuối, bệnh viện trả về, chỉ 3 tháng sau thì bố lâm chung.
Tất cả con cháu về chịu tang bố. Tôi là dâu út, được mẹ chồng giao cho việc ghi chép, quán xuyến thực phẩm, cỗ bàn cùng với cậu mợ.
Quê chồng tôi có lệ, cứ khách đến viếng đám ma là mời vào mâm. Cỗ đám ma to như cỗ đám cưới và mọi việc sẽ có anh em, họ hàng hỗ trợ.
Tuy vậy, một số người họ hàng có tính xấu, chỉ cần gia chủ không để ý là xách thịt thà, chè thuốc về nhà mình.
Mấy lần có công việc, nhà tôi đã bị mất đồ như thế nên chị chồng nhắc tôi phải ở nguyên dưới bếp để trông coi thực phẩm.
Tôi nhìn cảnh ăn cỗ linh đình trong khi con cái khóc lả người bên linh cữu bố mà cám cảnh. Tuy nhiên, một chuyện khiến tôi thấy ái ngại nữa là chuyện khóc thuê.
Quê chồng tôi có lệ, đám ma lúc nào cũng phải có tiếng kèn trống, tiếng khóc thuê nỉ non cả đêm thì mới được coi là đám ma to, nhiều người thương xót. Chính vì thế, phường khóc thuê ở đây rất đắt khách.
Khi biết tin bố chồng mất, tôi đã mang về hàng triệu tiền 10 nghìn, 20 nghìn đồng để đưa cho thợ khóc thay vợ chồng, con cái của mình. Mỗi tờ 10 nghìn được đưa ra, người thợ sẽ cầm mic, nỉ non kêu khóc chừng 5 -7 phút. Không có người nhờ khóc, họ sẽ nghỉ, trả lại không gian yên tĩnh cho tang gia.
Với tôi, chút yên tĩnh đó là thời gian quý báu nhưng mẹ chồng tôi thì khác.
Tiếng kèn, tiếng khóc thuê chỉ dừng độ 15 phút là mẹ chồng tôi lại liếc mắt ra hiệu các con đưa tiền cho thợ kèm lời nhắn: con trai, con dâu khóc bố, cháu trai, cháu gái khóc ông.
Chiều tối, xe ô tô 24 chỗ từ quê nội của bố đưa anh em, họ hàng lên nhà mẹ tôi đông đủ. Ai cũng đặt tiền để nhờ thợ khóc bố. Thế là tiếng khóc thuê cứ nỉ non đến nửa đêm nghe não ruột gan.
Mẹ chồng tôi thấy vậy thì bức xúc, nói riêng với tôi: 'Anh em, con cháu bên nội lúc bố ốm nặng chỉ đến cho cân đường hộp sữa với phong bì 100 nghìn mà giờ thi nhau cho phường khóc thuê kể lể. Thật tệ bạc...'.
Công việc của bố xong xuôi, mẹ chồng bảo tôi ghi chép tiền phúng viếng vào một quyển sổ. Cùng với đó, mẹ tôi họp những người hỗ trợ lại để hạch toán chi tiêu. Khi nghe cậu mợ tôi thông báo, tổng số cỗ đám ma là 50 mâm khách, hết 40 triệu tiền thực phẩm. Mẹ tôi sầm mặt vì tiếc của. Tuy nhiên, chỉ vài giây sau, bà bình tĩnh trở lại, nói lời cảm ơn mọi người vì đã giúp gia đình lo công việc chu toàn.
Đến 49 ngày bố chồng, mẹ chồng tôi mời thầy cúng và làm 5 mâm cỗ người nhà. Sau bữa cơm, mẹ chồng tôi thay đổi thái độ, đùng đùng mắng cậu mợ gian xảo.
Bà nói, danh sách phong bì phúng viếng có 200 người. Trong đó, gần 20 người là bạn bè của chúng tôi ở xa, chỉ nhờ gửi viếng, làm sao đến 50 mâm khách, cùng lắm cũng chỉ 40 mâm.
Mẹ chồng tôi cho rằng, cậu mợ gian lận, kê khống thực phẩm 10 mâm cỗ để kiếm lợi 10 triệu.
Cậu mợ chối bay chối biến. Hai người còn nói, có tôi ngồi ghi chép, làm sao có chuyện gian dối gì.
Thế rồi, điều qua tiếng lại ầm ĩ cả nhà, mẹ chồng tuyên bố từ mặt cậu mợ. Bà còn mắng tôi là 'bù nhìn', có mỗi việc ghi chép, quán xuyến cũng không biết làm. Tôi chỉ biết ôm mặt khóc vì uất ức…
Tôi thấy tục ăn cỗ đám ma và khóc thuê đám ma nên bỏ đi cho nhẹ đầu. Sắp đến ngày giỗ đầu bố chồng tôi, thực sự tôi không muốn về quê vì chán nản, mệt mỏi.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Hãy gửi ý kiến của mình bằng cách viết bình luận bên dưới bài hoặc gửi về địa chỉ mail: [email protected]. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên báo VietNamNet. Trân trọng cảm ơn!" alt="Nàng dâu 'khóc dở mếu dở' khi về quê chịu tang bố chồng" />
...[详细]
“Dấu tick xanh” theo đó vốn là cách Facebook sử dụng để người dùng dễ dàng xác định được tính xác thực của một fanpage hoặc một tài khoản cá nhân thu hút được nhiều sự chú ý của cộng đồng là xác thực. Việc cung cấp “tick xanh” cho một tài khoản nào đó không phải câu chuyện dễ dàng, mà cần một thời gian nhất định để Facebook tìm hiểu và thống kê tầm ảnh hưởng của người đó.
Là chuyên gia trong lĩnh vực này, chàng trai Vũ Tuấn Anh (Hà Nội) chia sẻ: “Trang mạng Facebook cung cấp “tick xanh” rất chặt chẽ nên việc kiểm duyệt mất khá nhiều thời gian. Vì thủ tục yêu cầu xác nhận tài khoản chính chủ khá phức tạp nên mình đã nhận hỗ trợ các nghệ sĩ thực hiện đầy đủ các thủ tục để gửi đến công ty Facebook”.
Bên cạnh đó, Tuấn Anh còn giúp đỡ mọi người trong việc bảo vệ tài khoản cá nhân, khắc phục mọi sự cố trên Facebook. Nhiều nghệ sĩ Việt đã tìm đến chàng trai 9X này để hỗ trợ hoạt động trên Facebook như diễn viên Lương Thanh, Nguyễn Huỳnh Kim Duyên (Á hậu 1 Miss Universe Vietnam 2019), Trần Vũ Hương Trà (Hoa hậu Thế giới người Việt tại Pháp 2019)…
Tìm hiểu về Facebook từ nhiều năm nay, Tuấn Anh cho rằng Facebook như một “con dao hai lưỡi”. Bởi lẽ, tiện ích thì nhiều song rủi ro đối với người dùng không phải là không có.
Mỗi chúng ta dành rất nhiều thời gian cho Facebook để chia sẻ tâm tư, tình cảm với bạn bè, người thân và coi đây là một hình thức giải trí. Đặc biệt, nhiều người đã thành công với việc kinh doanh trên trang mạng này và nhiều nghệ sĩ xem đây là một kênh truyền thông hữu hiệu… Song, cũng chính từ đó, nhiều trường hợp người dùng bị “nhái” trang cá nhân hoặc bị trộm mật khẩu với mục đích lừa đảo. Thậm chí là lấy cắp thông tin để phục vụ vào mục đích không chính đáng. Do đó, Tuấn Anh khẳng định: “Việc bảo mật thông tin trên Facebook là hết sức cần thiết”.
“Bản chất của Facebook không xấu, quan trọng là cách sử dụng của chúng ta như thế nào. Hãy trở thành người dùng thông minh khi tham gia vào các trang mạng xã hội”, Vũ Tuấn Anh chia sẻ.
Doãn Phong
" alt="Chàng trai 9X giúp loạt nghệ sĩ Việt nhận ‘tick xanh’ Facebook" />
...[详细]
Nếu con bị chính bố mẹ - người thân thiết nhất coi thường và không tin tưởng thì chắc chắn trẻ sẽ chẳng có tâm trí để phấn đấu. Đặc biệt nghiêm trọng là sự coi thường của bố mẹ có thể khiến con từ một đứa trẻ ngoan ngoãn thành người hỗn láo, ngông cuồng và gây hại cho xã hội.
2. Nhìn con nhà người ta đi, rồi xem lại mình xem
Nhiều cha mẹ thường dùng phép so sánh, với mục đích tốt là muốn động viên con nỗ lực học hỏi người khác. Ví dụ, khi điểm số của con không bằng một bạn nào đó ở lớp, bố mẹ sẽ nói: "Nhìn bạn ấy mà xem, tại sao con lại không được điểm như thế?". Trong mắt cha mẹ, thành tích của đứa bé học giỏi có thể là một mục tiêu cho con mình tiến bộ. Nhưng khi bạn nói ra câu này lại lợi bất cập hại.
Mỗi đứa trẻ đều có ưu, nhược điểm riêng. Việc so sánh con có thể khiến bé cảm giác như bố mẹ châm biếm điểm yếu của mình, chê cười sự thiếu sót của bé, và thông thường thành tích của con không được cải thiện sau những lời này. Ngược lại, chỉ những bậc cha mẹ thấy được điểm mạnh của trẻ và đánh giá cao những mặt mạnh đó, con họ mới có thể đạt được thành tích ngày một tốt hơn.
3. Khi ở tuổi con, bố/mẹ học giỏi hơn nhiều
Từ khi sinh ra đến khi được 6 tuổi, cha và mẹ đối với những đứa trẻ gần như là các vị thần, những người biết tất cả mọi thứ.
Họ là người tạo nên thái độ của đứa trẻ với thế giới và với cá nhân mình. Câu nói này có thể phản ánh sự đua tranh của cha mẹ với con, dường như bạn nói với con :"Con chẳng bao giờ bằng bố/mẹ! Dù con có cố gắng thế nào, bố/mẹ cũng sẽ giỏi hơn con". Trẻ em lớn lên với ám ảnh này, theo như quy luật, suốt đời sẽ phài cố gắng chứng minh rằng chúng giỏi.
Tất nhiên, khi nói những câu như thế, bạn thực sự chỉ muốn kích thích sự tự ái trong tâm lý của trẻ, để cổ vũ chúng đạt được mục tiêu nào đó. Nhưng tai họa là ở chỗ cuối cùng đứa trẻ sẽ cố gắng làm gì đó không phải cho mình mà cho bố và mẹ, để họ cuối cùng nhìn thấy rằng nó xứng đáng với họ.
Lớn lên, những đứa trẻ này không bao giờ hạnh phúc với thành công của mình, niềm vui chỉ đến khi cha mẹ công nhận thành tích của chúng, nhưng điều đó sẽ luôn luôn rất khó khăn.
4. Con giống hệt bố/mẹ con
Những câu nói kiểu thế này hầu hết do các bậc làm cha mẹ trẻ đang có vấn đề gì đó bất hoà với nhau rồi sau đó trút giận lên trẻ. Việc này vừa khiến cho người bố hoặc mẹ và cả người con cảm thấy bị xúc phạm.
Ví dụ, như một đứa trẻ hết mực yêu thương mẹ nó, trong mắt trẻ mẹ là người tuyệt vời nhất mà suốt ngày lại bị bố cho nghe câu mỉa mai "Mày giống y hệt mẹ mày" bé sẽ cảm thấy cả mình và mẹ đều không được tôn trọng.
Khi đó, người cha/mẹ vô tình đã đẩy con vào cuộc đấu tranh để chọn lựa, hoặc là theo phe bố hoặc là theo phe mẹ; trong trường hợp bố mẹ đã ly dị thì cảm giác của trẻ càng tồi tệ hơn.
5. Sao con không thể được như anh/chị con
Câu nói này cũng tương tự như những câu hàm ý về sự so sánh đã nêu ở trên. Mỗi đứa trẻ sinh ra sẽ có một tính cách riêng, không thể áp đặt tính cách, ưu điểm của đứa này lên đứa khác được. Việc so sánh như thế sẽ gây tổn thương và ức chế tinh thần rất lớn cho trẻ, vô hình tạo ra khoảng cách giữa các con với nhau và tình cảm anh chị em trong gia đình cũng bị sứt mẻ.
6. Nếu con không dừng lại thì mẹ sẽ chẳng có gì để nói với con!
Câu nói này khiến trẻ nghĩ rằng trẻ không được tìm sự giúp đỡ của cha mẹ nếu không làm theo cách mà cha mẹ muốn hoặc yêu cầu. Đứa trẻ có thể cảm thấy bị từ chối, làm tổn hại đến lòng tự trọng của chúng. Trẻ dần cảm thấy kém tự tin khi khám phá thế giới, đặc biệt là khi trẻ không có cha mẹ hỗ trợ.
7. Có gì đâu mà con phải sợ
Câu nói này hoàn toàn không thể an ủi cảm xúc sợ hãi của trẻ. Và một lần nữa, nó thể hiện bạn đang đánh giá thấp cảm xúc của con, khiến chúng nghĩ bản thân kém cỏi. Thay vào đó, hãy chia sẻ cảm xúc cùng con bạn, cho thấy bạn luôn ở bên cạnh chúng.
8. "Bố/Mẹ đã nói bao nhiêu lần rồi?" khi con cố nán giờ học để xem TV
Khi bạn quát "Bố/mẹ đã nói bao nhiêu lần rồi?", điều này sẽ không cho trẻ biết bất kỳ ý tưởng nào về lý do tại sao chúng nên dừng lại hoặc bắt đầu làm điều gì đó mà bạn muốn chúng làm.
Thay vào đó, câu nói của bạn có thể khiến con cảm thấy như chúng không có quyền gì cả, và nó sẽ sợ chính cha mẹ mình. Bạn nên đưa ra những hướng dẫn đơn giản dễ hiểu và giải thích ngắn gọn những lý do đằng sau lời nói của mình có lẽ sẽ hiệu quả hơn.
Những hộp cơm bento đẹp mắt của mẹ đảm Sài Gòn
Những hộp cơm bento giàu dinh dưỡng, bắt mắt là tâm huyết và tình yêu mà chị Yến Dung muốn dành cho con của mình mỗi ngày.
" alt="Những lời nói vô tình của cha mẹ gây sát thương cho trẻ khi trưởng thành" />
...[详细]